HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP VỚI CO THÚY IKUN

Ielts Listening - Dạng bài tập Multiple Choices

Ielts Listening - Dạng bài tập Multiple Choices

Ngày đăng: (15-09-2020 05:15 PM) - Lượt xem: 2481

IELTS LISTENING - DẠNG BÀI TẬP MULTIPLE CHOICES 

Multiple Choice Questions một dạng bài tập trong đề thi IELTS listening thường làm khó thí sinh chọn lựa đáp án chính xác.

 

Có 2 dạng chính:

 

Trong mỗi câu thường sẽ có 3 đáp án cho bạn chọn lựa. Dạng câu hỏi này thường xuất hiện ở Part 2, 3, 4 của bài Listening.

Các câu hỏi sẽ có có mức độ khó tăng dần theo từng phần của bài thi.

Bạn có thể dễ dàng bị “đánh lừa” và dẫn đến sai sót vì một số thông tin được đưa ra ở dạng câu hỏi này. Chính vì vậy, việc nhận thức được điều này sẽ giúp cải nâng cao khả năng nghe của bạn, giúp bạn có thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Có rất nhiều lý do vì sao loại câu hỏi này thường được coi là khá hóc búa đối với người thi Ielts nói chung. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số mẹo nó để giúp các bạn hiểu hơn về dạng câu hỏi Multiple choice này nhé.

 

TẠI SAO MULTIPLE CHOICE QUESTIONS TRONG IELTS LISTENING LẠI KHÓ?

Nghe thấy tất cả các đáp án

Ở dạng câu hỏi này, có thể bạn sẽ nghe thấy TẤT CẢ những từ xuất hiện ở TẤT CẢ các đáp án được đưa ra. 2 trong 3 đáp án đó hiển nhiên là không phải câu trả lời đúng, nên bạn cần chú ý nghe thật kỹ để chắc chắn rằng bạn sẽ tìm ra được một câu trả lời chính xác nhất có thể.

Các lựa chọn tương tự nhau

Một vấn đề nữa đối với dạng câu hỏi này là những đáp án được đưa ra có vẻ như là đều tương tự nhau. Ví dụ, tất cả các đáp án đều về “năm” (years) chẳng hạn, điều đó khiến cho các bạn rất dễ nhầm lần. Chưa kể đến những thông tin bạn nghe được về mỗi đáp án có vẻ cũng giống giống nhau.

Paraphrase và Synonyms (Các từ/cụm từ được diễn đạt bằng những từ đồng nghĩa hay theo một cách khác)

Tương tự như vậy, các câu và các từ mà bạn nghe thấy trong bài thi sẽ được diễn đạt lại theo một cách khác trên đề thi nghe của các bạn. Bài nghe sẽ trở nên thật đơn giản nếu bạn có thể nghe được chính xác những từ bạn có thể thấy trên đề thi của mình, nhưng thực tế thì đương nhiên là không phải vậy rồi.

Thứ tự khác nhau

Trong phần thi nghe, các thông tin hoặc các lựa chọn bạn nghe được có thể sẽ được sắp xếp theo một thứ tự khác với trình tự các câu hỏi xuất hiện trên đề.

Phần thi IELTS Listening còn đánh giá cả khả năng đọc hiểu của bạn đấy. Bạn cần phải đọc khá nhiều NỘI DUNG CÂU HỎI trong phần này, nên bạn có thể gạch chân các từ khóa xuất hiện trong câu hỏi và nhanh chóng nhận ra nghĩa của chúng cũng như sự khác nhau giữa các phương án.

 

 

Một số mẹo khi làm bài:

  • Không nên dành thời gian chuyển giữa hai section để kiểm tra bài làm ở các section trước. Bạn nên dành thời gian này để đọc các câu hỏi trong phần Multiple choice và cố gắng hiểu nghĩa của chúng.
  • Đánh dấu các từ khóa. Các từ khóa xuất hiện trong các đáp án có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi chính xác hơn. Nó cũng là điểm quan trọng để phân biệt các đáp án sẵn có.
  • Không nên viết thông tin đầu tiên bạn nghe được – rất có thể nó là một cái bẫy vì đáp án đúng có thể đề cập ở câu nghe phía sau. Cẩn thận với các từ “but”, “however” “not sure”, “sorry”, “it has been changed”. Đây là các dấu hiệu cho biết người nói sẽ sửa lại thông tin vừa nhắc đến.
  • Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nếu bạn không biết hay không tự tin với đáp án của mình, hãy thử đoán một vài lần thôi và tiếp tục ngay với  các câu hỏi khác.

 Các chiến lược làm bài:

  • Đọc thật kĩ các hướng dẫn (instructions – câu in nghiêng) trước khi làm bài thật kĩ lưỡng để biết bạn phải chọn bao nhiêu đáp án.
  • Hãy dùng thời gian trước khi bài nghe bắt đầu (30 giây) để đọc nhanh qua các câu hỏi
  • Gạch chân các từ khóa có trong câu hỏi.
  • Quan sát kĩ các phương án và tìm các từ khóa giúp bạn phân biệt điểm khác nhau giữa các câu đó.
  • Cần hiểu ý nghĩa của cả câu hỏi, chứ đừng nên chỉ chú ý tới một vài từ bạn cho là quan trọng. Những từ khóa chỉ giúp bạn định hướng chứ không giúp bạn chọn được đáp án đúng.
  • Suy nghĩ các từ / cụm từ đồng nghĩa với từ bạn đã nghe hoặc các cách diễn giải khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa (paraphrased words) để tìm ra đáp án đúng.
  • Trong lúc nghe, cố gắng nghe được các từ đồng nghĩa với các từ khóa.
  • Nếu bạn nghĩ một đáp án nào đó là chính xác, đánh dấu     ở kế bên để kiểm tra lại khi người nói nói hết bài.
  • Hãy đợi người nói nói xong rồi mới quyết định câu trả lời. Cần cẩn thận với các dấu hiệu chỉ người nói sắp đổi ý. (no, not sure, actually, in fact, change …)
  • Khi chọn đáp án, bạn cần để ý những điểm khác biệt giữa những câu trả lời. Nhiều khi 1 giới từ cũng có thể làm cho câu có nghĩa khác hoàn toàn.
  • Đừng  để lãng phí quá nhiều thời gian . Nếu bạn gặp khó ở một câu nào đó, hãy đoán đáp án và tiếp tục bài thi.

 

FULL TRỌN BỘ VIDEO CÁC DẠNG BÀI TẬP IELTS LISTENING

 

 

 

BÀI TẬP MẪU:

Questions 21-24

Choose the correct letter, A, B or C.

FIELD TRIP PROPOSAL

21    The tutor thinks that Sandra’s proposal

A should be re-ordered in some parts.

B needs a contents page.

C ought to include more information.

 22    The proposal would be easier to follow if Sandra

A inserted subheadings.

B used more paragraphs.

C shortened her sentences.
 

23    What was the problem with the formatting on Sandra’s proposal?

A Separate points were not clearly identified.

B The headings were not always clear.

C Page numbering was not used in an appropriate way.

 

24    Sandra became interested in visiting the Navajo National Park through

A articles she read.

B movies she saw as a child.

C photographs she found on the internet.

Questions 25-27

Choose THREE letters, A-G.

Which THREE topics does Sandra agree to include in the proposal?

 

A climate change

B field trip activities 

C geographical features 

D impact of tourism 

E myths and legends 

F plant and animal life 

G social history

TRANSCRIPT

TUTOR:

Right, Sandra. You wanted to see me to get some feedback on your group’s proposal. The one you’re submitting for the Geography Society field trip competition. I’ve had a look through your proposal and I think it’s a really good choice. In fact, I only have a few things to say about it, but even in an outline document like this you really have to be careful to avoid typos and problems with layout in the proposal, and even in the contents page. So read it through carefully before submitting it, okay?

SANDRA:

Will do.

TUTOR:

And I’ve made a few notes on the proposal about things which Q21 could have been better sequenced .( ≈ could be re-ordered) => Answer: A   

SANDRA:

Okay.

TUTOR:

As for the writing itself, I’ve annotated the proposal as and where I thought it could be improved. Generally speaking, I feel you’ve often used complex structures and long sentences for the sake of it and as a consequence ... although your paragraphing and inclusion of subheadings help ... it’s quite hard to follow your train of thought at times. Q22 So cut them down a bit, can you? (≈ shortened her sentences) =>Answer: C        

SANDRA:

Really?

TUTOR:

Yes. And don’t forget simple formatting like numbering.

SANDRA:

Didn’t I use page numbers?

TUTOR:

I didn’t mean that. Look, you’ve remembered to include headers and footers ≈ formatting, which is good, but Q23 listing ideas (≈Separate points) clearly is important not clearly identified). => Người nói dùng từ but nghĩa là người nói đề cập proposal trên thực tế của Sandra có vài điểm không rõ ràng. => Answer: A        

Number them or use bullet points, which is even clearer. Then you’ll focus the reader on your main points. I thought your suggestion to go to the Navajo Tribal Park was a very good idea.

SANDRA:

I’ve always wanted to go there. Q24 My father was a great fan of cowboy films (≈ movie) and the Wild West so I was subjected to seeing all the epics (≈she saw movies as a child)  , many of which were shot there. => Answer: B      As a consequence, it feels very familiar to me and it’s awesome both geographically and visually, so it’s somewhere I’ve always wanted to visit. The subsequent research I did and the online photographs made me even keener.

TUTOR:

Interesting. Right, let’s look at the content of your proposal now.

SANDRA:

Did you find it comprehensive enough?

TUTOR:

Well, yes and no. You’ve listed several different topics on your contents page, but I’m not sure they’re all relevant.

SANDRA:

No? Well, I thought that from the perspective of a field trip, one Q26 thing I needed to focus on was the sandstone plateau and cliffs (≈ geographical features)  themselves. => Answer: C         The way they tower up from the flat landscape is just amazing. The fact that the surrounding softer rocks were eroded by wind and rain, leaving these huge outcrops high above the plain. It’s hardly surprising that tourists flock to see the area.

TUTOR:

Well, yes, I’d agree with including those points ...

SANDRA:

And then the fact that it’s been home to native American Navajos and all the social history that goes with that. The hardships they endured trying to save their territory from the invading settlers. Their culture is so rich - all those wonderful stories.

TUTOR:

Well, I agree it’s interesting, but it’s not immediately relevant to your proposal, Sandra, so at this stage, I suggest you focus on other considerations. I think Q25 an indication of what the students on the trip ( field trip activities) could actually do => Answer: B        

 when they get there should be far more central, so that certainly needs to be included and to be expanded upon. And I’d like to see something about the Q27 local wildlife, and vegetation (plant and animal life) => Answer: F 

 too, not that I imagine there’s much to see. Presumably the tourist invasion hasn’t helped.

SANDRA:

Okay, I’ll do some work on those two areas as well. But you’re right, there’s not much apart from some very shallow-rooted species. Although it’s cold and snowy there in the winter, the earth is baked so hard in the summer sun that rainwater can’t penetrate. So it’s a case of flood or drought, really.

TUTOR:

So, I understand. Now, before we look at everything in more detail, I’ve got a few factual questions for you. It would be a good idea to include the answers in your finished proposal, because they’re missing from your draft.

SANDRA:

Fine.

 

Loading...
Vui lòng chờ ...